Skip to main content

Năng suất lao động, tiền $$$, work-life balance?

 


Nhân ngày đầu đi làm part-time, nhiều bỡ ngỡ quá nên mình muốn viết ra chia sẻ một chút.

Hôm qua là ngày đầu tiên mình đi làm part-time bên cạnh công viêc full time chính thức. Mỗi ngày mình đăng kí 3 tiếng từ 5h chiều tới 8h tối do mình làm full time ở cty từ 8h sáng tới 4h30 chiều. Riêng thứ 7 thì full time. Cùng chỗ làm với mình là các bạn trẻ sinh năm 98-99, chỉ có mình là nhân viên già. Các bạn đã quen việc, làm rất nhanh, mình thì đúng gà mờ, lơ tơ mơ, tốc độ =1/2 so với các bạn trẻ.

Từ khi ra trường tới giờ chưa bao giờ mình nghĩ sẽ làm công viêc này. Thực tế mình cũng chỉ làm sales thị trường một thời gian rồi về làm văn phòng từ đó tới nay nên đối với mình, công việc này thật sự mới lạ. Ngày đầu tiên đi làm là cả một sự gian nan, từ việc bỡ ngỡ ko ai chỉ cho làm dẫn tới việc lúng túng, lâu khiến khách hàng không hài lòng. Tối về đến nhà, mình ngồi nhìn lại & phân tích bài toán tài chính với vợ thì thấy có vẻ không ổn lắm.

Một thợ chính lành nghề (2-3 năm kinh nghiệm) có thể làm trung bình 8 bộ/ngày. Trung bình giá 60-70/set, được chia 60% thì lương trung bình khoảng $40/giờ tương đương $320/ngày. Đó là điều kiện lí tưởng nhất, chưa tính các rủi ro khi ít khách hoặc các yếu tố khách quan khác tác động. Như vậy nếu tính làm 40h/ tuần như công việc văn phòng thì 1 năm lương khoảng $83k. Còn nếu làm maximum cả tuần 6-7 ngày thì có thể lên tới 100K. Để cao hơn con số này thì phải ra mở tiệm làm riêng, đồng nghĩa với chấp nhận các rủi ro khác. Còn nếu chỉ làm thợ thì mức trên theo mình đã là tối ưu rồi. Đây là một con số không tệ, thậm chí khá cao so với các ngành nghề khác.

Tuy nhiên để được con số 100k này thì đánh đổi chính là cuộc sống với gia đình, con cái. Mình biết nhiều trường hợp bố mẹ quá bận bịu nên con cái không có thời gian được chơi đùa cùng bố mẹ. Dẫn tới thiếu thốn tình cảm gia đình, lâu dần có thể dẫn tới các ảnh hưởng về tâm lí lâu dài sau này của đứa trẻ. Do vậy mình chỉ tính trường hợp làm 5 ngày/ tuần, còn 2 ngày cuối tuần dành cho gia đình. Nếu như thế thì với tính toán ở trên, tối đa 83K/ năm và khó có thể tăng thêm nữa. Mình sang Canada để dành cho con những gì tốt nhất và mình tin con cũng cần mình dành thời gian chơi với con, do vậy mình sẽ ko chấp nhận đánh đổi tiền với thời gian dành cho con, đó là điều chắc chắn.

Từ khi sang Canada, mình mới biết tới thế nào là work-life balance. Đó là 4h30 chiều tắt máy rời công ty, không ai liên lạc, không đồng nghiệp nào làm phiền nhau nữa cả. Thời gian sau đó là thời gian dành cho gia đình, sở thích cá nhân, tận hưởng cuộc sống. Những người trẻ kéo nhau đi chơi, hẹn hò, shopping, la cà quán bar, làm quen, tìm người yêu. Người trầm tính thì tận hưởng khoảng không gian riêng với các sở thích cá nhân (hiking, trượt tuyết, tập gym, làm đồ handmade, sửa xe, sửa chữa update nhà cửa, mùa hè thì dọn dẹp cỏ cây trong vườn, trồng rau trồng hoa, đánh golf, câu cá, chèo thuyền). Người có gia đình quay về nơi tổ ấm có con cái đang chờ, với bữa cơm gia đình ấm cúng, chơi với con, hướng dẫn con học bài, cho con đi tắm, đi ngủ.

Khi còn ở Việt Nam, hai vợ chồng trẻ chưa vướng bận, làm hết sức, chơi hết mình. Đó là những ngày các anh chị em công ty vợ làm overtime tới 9-10h tối rồi rủ rê nhau đi xem phim ca đêm. Là những ngày chồng làm thị trường, đi market visit cả ngày, tối đi nhậu với sales. Là những ngày hai vợ chồng lười nấu cơm, rủ nhau đi ăn nhanh bát bún, bát hủ tiếu gõ hoặc sang hơn thì đi nhà hàng ăn hải sản, ăn lẩu nướng. Vợ xúng xính váy vó, trang điểm, làm tóc làm nails các kiểu. Chồng sáng ra dậy sớm chút là kịp đi mua đồ ăn sáng (xôi xéo, bánh mì) rồi tạt vào quán café gọi 1 ly cà phê sữa đá, thảnh thời vừa ăn vùa ngắm đường phố, uống cà phê và rồi vẫn kịp tới văn phòng làm đúng giờ.

Vậy tiếp theo thì sao, dự tính của mình là vẫn tiếp tục công việc part time này một thời gian. Mục đích của mình không phải là để trở thành thợ lành nghề mà là để học hỏi cách vận hành doanh nghiệp, mở tiệm như thế nào, quản lí tiệm ra sao. Mình cũng chưa biết có nên tiếp tục theo hướng này không, nhưng mình nghĩ học thêm, biết thêm cũng ko có gì là hại cả. Chỉ khi nào mình ngừng học hỏi, ko chịu thay đổi mới là nguy hiểm. Mình vẫn ứng tuyển các công việc văn phòng theo chuyên môn, mục đích là tìm một công việc remote hoặc lương cao hơn. Kinh nghiệm hồi ở Việt Nam cho mình biết mỗi lần thay đổi công việc đều có lợi ích lớn về cả tiền lương lẫn kinh nghiệm, đồng thời học hỏi được nhiều thứ hơn. Do đó mình chưa bao giờ có ý nghĩ cống hiến cả đời cho một doanh nghiệp nào cả. Đợt layoff 2023 vừa qua của một loạt các công ty công nghệ lớn cũng cho thấy rằng không có doanh nghiệp nào có thể giữ bạn cả đời cả, tất cả mọi thứ đều có thể xảy ra. Vì vậy, mình nghĩ rằng chủ động chuẩn bị cho bản thân một phương án dự phòng vẫn hơn là ngồi chờ và hi vọng không có gì xảy ra.

Comments

Popular posts from this blog

Mình muốn thay đổi công việc!

Ở bài viết trước, mình đã nhắc tới một công cụ khá hữu ích khi cân nhắc thay đổi công việc. Sau đây mình sẽ áp dụng cho công việc hiện tại của mình để làm ví dụ. Trước tiên, xin nhắc lại 3 yếu tố cần cân nhắc khi thay đổi công việc: Khả năng học hỏi, tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm. Lương, thưởng, chế độ phúc lợi đi kèm với công việc. Khả năng thăng tiến, lên chức, đi kèm với các mối quan hệ. Áp dụng cho công việc hiện tại của mình như sau. 1.      Khả năng học hỏi, tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm.  Ở vị trí công việc hiện tại, tất cả kiến thức, kĩ năng của mình đều là tự học mà có. Sếp mình là một vị trí khác hoàn toàn, có thể nói là không liên quan đến công việc của mình. Cụ thể sếp mình là Business Improvement Lead. Công việc và chuyên môn của mình thiên hướng về IT, cụ thể hơn là systems support và business analyst. Trước đây mình làm về Business nhiều nên mình có insight khá tốt và nắm bắt nhanh về quy trình, công việc của sal...

Thành phố nhỏ hay thành phố lớn?

Mấy hôm nay nhà mình trăn trở khá nhiều về việc sẽ ở lâu dài tại nơi nào. Hiện tại gia đình mình ở 1 thảnh phố nhỏ gần biển phía đông và đang suy nghĩ về việc chuyển sang 1 thành phố lớn phía tây. Về thành phố nhỏ hiện tại.  Ưu điểm: - Giá nhà rất rẻ, nhà mình đã mua đc 1 căn nhà lớn tại 1 khu dân cư chất lượng cao nhất trong khu vực. - Cuộc sống nhẹ nhàng, yên bình. - Cộng đồng nhỏ, chủ yếu dân bản xứ lâu đời, lịch sự văn minh. Nhược điểm: - Hệ thống y tế cực kì kém, chậm chạp. - Trường học ít, thậm chí daycare chờ cả 1-2 năm ko có lớp. - Công việc ít, lương thấp, chậm phát triển, hướng tới ổn định chứ ít đổi mới.

Khi nào thì chúng ta nên thay đổi công việc?

  Hồi còn trẻ (haha), mình rất may mắn có cơ hội làm việc cho một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu tại Việt Nam. Với vị trí fresher, mình đã học hỏi được rất nhiều từ các anh chị đi trước. Năm đầu tiên mình từ Hà Nội chuyển vào Sài Gòn với tâm trạng đầy háo hức phấn khởi, cho dù lúc đó lương fresher học việc chỉ có 9 triệu đồng/ tháng (khoảng CAD $500). Mình cảm ơn những ngày tháng đó và biết ơn những anh chị đã tận tình chỉ dạy cho mình từ một đứa học ngành kĩ sư, không biết gì về thị trường, về kinh tế mà sau này lên tới vị trí Trade Manager với mức lương hơn $3500/tháng. Mình làm việc và cống hiến ở công ty này tới năm thứ 3 những vẫn không thấy điều gì bất ngờ xảy ra. Trong khi đó, các bạn cùng lứa với mình, người thì đã được luân chuyển qua vị trí khác với phạm vi rộng hơn, người được lên lương ở mức cao hơn. Mình thì vẫn vậy, chỉ có tăng thêm chút % chống lạm phát hàng năm mà thôi. Công việc của mình scope of work vẫn vậy, chỉ chuyển từ kênh nọ sang kênh kia nên mình có học hỏ...